Tài xế ô tô bật ‘nhầm’ đèn cảnh báo nguy hiểm, gây tai nạn cho xe máy
Những ngày qua, trên mạng xã hội đăng tải clip một xe cứu thương hụ còi liên tục nhưng đứng chôn chân gần giao lộ Võ Thị Sáu – Hai Bà Trưng (P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM). Xe hơi, xe máy nêm chật cứng. Một người dùng mạng xã hội tương tác: Những tiếng kêu vô vọng của xe cứu thương.Thực tế trên đường Lý Thường Kiệt, nơi mà xe cứu thương xuất hiện nhiều hướng Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115… cũng cho thấy có tình trạng tương tự. Mặc dù xe cứu thương hụ còi inh ỏi, lấn vào làn xe máy, nhưng xe máy vẫn không nhường đường vì quá kẹt xe.Lý do được người đi đường đưa ra là tuân thủ Nghị định 168 năm 2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ, phục hồi điểm giấy phép lái xe, có hiệu lực từ ngày 1.1.2025. Theo nghị định này thì người đi xe máy leo lề bị xử phạt từ 4 - 6 triệu đồng. Ngoài bị phạt tiền thì người vi phạm còn bị trừ 2 điểm giấy phép lái xe.Chia sẻ với PV Báo Thanh Niên, một tài xế lái xe cứu thương tại TP.HCM cho biết, khi kẹt xe thì xe máy không nhường đường vì họ không thể quẹo phải và leo lề vì sợ bị phạt. Có những cuốc xe cứu thương vào giờ cao điểm đi từ đường Trường Chinh (Q.Tân Bình) đến Bệnh viện Chợ Rẫy chậm hơn 10 phút so với trước đây. Theo người này, xe cứu thương hú còi nhưng kẹt xe thì cũng khó mà nhường đường. "Còn nếu xe leo lề nhường đường cho xe cứu thương và bị phạt thì làm sao chứng minh được họ nhường đường cho xe cấp cứu", tài xế xe cứu thương nói và đề nghị nên gắn đèn cho xe máy quẹo phải, nhất là ngã tư giao nhau với đường một chiều…Theo lãnh đạo Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM, dịp tết thì xe sẽ đông, nhất là có thêm quy định xử phạt mới. Mặc dù đường sá đông đúc, giao thông có ảnh hưởng, di chuyển có chậm một chút nhưng cấp cứu vẫn đảm bảo ổn. Các ca cấp cứu vẫn tiếp cận được và đưa đến bệnh viện. "Xe vẫn hụ còi, người dân giãn ra thì đi được khi nào thì đi. Đặc biệt là các ngã tư có CSGT thì được hỗ trợ, còn nơi không có CSGT thì hơi rối vì người dân sợ bị xử phạt", lãnh đạo Trung tâm cấp cứu 115 thông tin. Nhưng làm sao để không bị xử phạt khi nhường đường cho xe cứu thương mà vi phạm luật Giao thông đường bộ? "Phía Trung tâm cấp cứu 115 có trang bị camera hành trình, khi người dân cần thì sẽ trích xuất và cung cấp. Điều này cũng sẽ giải quyết được phần nào pháp lý. Tuy nhiên vẫn còn trạm cấp cứu vệ tinh chưa gắn camera hành trình", lãnh đạo Trung tâm cấp cứu 115 chia sẻ.Lãnh đạo Trung tâm cấp cứu 115 cho biết, trước đó, lúc 17 giờ 59 ngày 11.1, Tổng đài 115 TP.HCM tiếp nhận cuộc gọi cấp cứu bệnh nhân nữ, 78 tuổi (ở Q.7). Gia đình cho biết, khi đang ăn cơm thì bệnh nhân đột nhiên té ngã, bất tỉnh, lay gọi không trả lời.Điều phối viên cấp cứu 115 nhanh chóng trấn an người thân, sử dụng nghiệp vụ xác định được nạn nhân ngưng tim - ngưng thở và lập tức hướng dẫn người nhà ép tim sơ cứu ngay cho nạn nhân, đồng thời điều động xe cấp cứu trạm vệ tinh Bệnh viện Q.7 hỗ trợ.Để đảm bảo việc sơ cứu được thực hiện đúng khi hướng dẫn cho người gọi, điều phối viên kết nối cuộc gọi video quan sát trực tuyến để điều chỉnh các thao tác, tư thế cho người sơ cứu. Đồng thời theo dõi tình hình nạn nhân qua video để đưa ra các chỉ dẫn bổ sung liên tục đến khi đội ngũ cấp cứu đến. Chỉ sau 5 phút ép tim bà cụ có dấu hiệu thở trở lại, có đáp ứng đau mà có thể thấy rõ qua cuộc gọi video. Điều phối viên tiếp tục hướng dẫn cho người thân đưa bệnh nhân về tư thế an toàn và theo dõi đến khi có đội cấp cứu đến. Sau đó, đội cấp cứu có mặt tại hiện trường tiếp cận, xử trí và chuyển nạn nhân an toàn đến Bệnh viện Nguyễn Tri Phương để tiếp tục thăm khám và điều trị. Theo lãnh đạo Trung tâm cấp cứu 115, trong cuộc sống hằng ngày, không ai có thể lường trước được những vấn đề sức khỏe bất ngờ có thể xảy ra. Những tình huống khẩn cấp như tai nạn giao thông, đột quỵ, đau tim, hay tai nạn lao động đều có thể đe dọa tính mạng và sức khỏe nếu không được xử lý kịp thời. Lúc này, việc gọi cấp cứu 115 trở thành một trong những giải pháp cứu sinh hàng đầu.Quét mắt để xác định chứng tự kỷ
Nhiều người nghĩ rằng mua vàng là tài sản của riêng mình, nhưng ít ai suy xét đến tác động khi số đông cùng đổ xô mua vàng, khiến giá tăng vọt trong dịp mùng 10 tháng giêng (hay còn gọi là ngày vía Thần tài). Đến “ngày Thần tài”, giá vàng có thể giảm, đồng nghĩa với việc nhiều người chịu thiệt hại về tài chính.Vậy vì sao người dân lại đổ xô đi mua vàng vào ngày Thần tài? Ngày Thần tài có nguồn gốc, ý nghĩa như thế nào? Hay vì sao người ta không nhắc đến thần Thổ địa nhiều như Thần tài? Cùng Báo Thanh Niên tìm hiểu qua những phân tích của PGS - TS Nguyễn Ngọc Thơ (giảng viên cao cấp của Viện Phát triển Năng lực lãnh đạo Đại học Quốc gia TP.HCM).
Con gái mang đồ sang chỗ trọ của mẹ ở TP.HCM rồi biệt tích
Chuyển khoản: Pham Thi Xuan Hoi: 1.000.000 đồng; Tran Si Nguyen Sa: 100.000 đồng; ban doc: 200.000 đồng; Nguyen Van Huong: 100.000 đồng; ban doc: 100.000 đồng; ban doc: 100.000 đồng; ban doc: 200.000 đồng; Nguyen Thi Thu Thuy: 2.000.000 đồng; Hoang The An: 500.000 đồng; Nguyen Trong Thi: 200.000 đồng; Nguyen Dien Tan: 2.000.000 đồng; Ngo Thi Ngoc Huong: 100.000 đồng; Bui Thi Tuong Van: 200.000 đồng; Le Minh Thien: 100.000 đồng; Vu Duy Linh: 100.000 đồng; Vu Duy Linh: 40.000 đồng; Dinh Minh Hai: 500.000 đồng; Nguyen Khac Tuan: 500.000 đồng; Do Thi Lan: 500.000 đồng; Cao Xuan Nhat Phuong: 100.000 đồng; Tat Ho Kim Thang: 50.000 đồng; Nguyen Thi Thanh Thuy: 1.000.000 đồng; Nguyen Thi Huong: 200.000 đồng; Duong Hong Phuc: 500.000 đồng; Ta Van Duc: 1.000.000 đồng; Nguyen Thi Thuy Hong: 100.000 đồng; Le Huong Thuy: 200.000 đồng; Di7 7W: 1.000.000 đồng; Le Nhat Huong: 100.000 đồng; Tran Thi Dung: 1.000.000 đồng; Duong Thi Mau Ha Tram: 500.000 đồng; Nguyen Thi Hong Hoa: 300.000 đồng; Ngo Thi Minh Thu: 100.000 đồng; Ngo Phuong Thao: 200.000 đồng; Nguyen Thi Thu Van: 500.000 đồng; Do Thi Xuan My Usa (Do Thi Xuan Ha Ct): 500.000 đồng; Nguyen Thi Thach: 300.000 đồng; Luong Hoc Le: 200.000 đồng; Dang Hong Phat: 500.000 đồng; Dam Van Tuan: 2.000.000 đồng; Ly Thu Thuong: 1.000.000 đồng; Huynh Trong Tin: 300.000 đồng; Le Tien Phat: 100.000 đồng; Nguyen Van Hoan - Dalat: 100.000 đồng; Nguyen Duc Phi: 200.000 đồng; Co Chi - P.13, Q.8 (Le Thi Le Chi): 100.000 đồng; Vuong Van Phu: 2.000.000 đồng; Tran Van That: 1.000.000 đồng; Pham Thi Ngoc Tu: 50.000 đồng; Ba Ha Trung (Nguyen Thi Y Lan Ct): 500.000 đồng; Nguyen Huu Hiep: 500.000 đồng; Nguyen Hoang Quan: 200.000 đồng; Tran Van Thong (Q.3): 500.000 đồng; ban doc: 500.000 đồng; ban doc: 200.000 đồng; Huynh Thi Yen: 300.000 đồng; ban doc: 500.000 đồng; Chu Tam Khoe Cu Chi (Nguyen Thai Khoe): 1.000.000 đồng; Pham Thi Ngoc Tu: 50.000 đồng; Nguyen Vu Bao Trung: 200.000 đồng; Phan Ho Viet Truong: 200.000 đồng; Tronghai: 500.000 đồng; Nguyen Anh Tai: 1.000.000 đồng; Nguyen Duc Tho: 150.000 đồng; Ngueyn Ngoc Phung: 30.000 đồng; Pham Huy Thong: 50.000 đồng; Le Hong Phong: 500.000 đồng;Giúp gia đình ông Nguyễn Văn Quyết - Quảng Nam (nhân vật được đề cập trong bài viết Một gia đình nghèo gặp cảnh tai ương khốn cùng trên Thanh Niên ngày 2.3.2024):Trần Lê Hà Mi (Canada): 200.000 đồng; cô Chín (Q.Phú Nhuận, TP.HCM): 100.000 đồng; Lê Thị Minh Phụng (283 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, TP.HCM): 1.000.000 đồng; Trần Quang Nghĩa (143 Phan Văn Khỏe, P.5, Q.6, TP.HCM): 300.000 đồng; cô Đoàn Vũ (Đà Nẵng): 200.000 đồng; gia đình Tú-Loan (533/41 Huỳnh Văn Bánh, P.13, Q.Phú Nhuận, TP.HCM): 500.000 đồng; bạn đọc Báo Thanh Niên (Nha Trang, Khánh Hòa): 300.000 đồng;Chuyển khoản: Ban doc: 200.000 đồng; Vo Thai Nguyen: 500.000 đồng; Pham Thuy Lieu: 300.000 đồng; Bui Ngoc Long: 200.000 đồng; Tu Toan Trung: 800.000 đồng; ban doc: 500.000 đồng; Nguyen Thi Hong Hoa: 500.000 đồng; Nguyen Ngoc Anh Thi: 100.000 đồng; Hoang Nhu Lam: 680.000 đồng; ban doc: 200.000 đồng; Buo Hoang Tu: 500.000 đồng; Le Thuy Khanh Nhu: 200.000 đồng; Ly Thu Thuong: 1.000.000 đồng; Le Minh Ngoc: 300.000 đồng; Nguyen Thi Mai Suong: 1.000.000 đồng; Phan Thi Thien Huong: 200.000 đồng; ban doc: 400.000 đồng; Cao Van Len: 2.000.000 đồng; Nguyen Thi Thuy Hang: 5.000.000 đồng; Phan Van Tam: 300.000 đồng; Tran Thi Bich Phuong: 1.000.000 đồng; To Thi Chin: 1.000.000 đồng; Do Thi Ngoc Lan: 150.000 đồng; Nguyen Van Huong: 200.000 đồng; Tat Ho Kim Thang: 50.000 đồng; Do Thanh Long: 100.000 đồng; Quach Ngoc Tuyen: 1.000.000 đồng; Ly Duc Hai: 50.000 đồng; ban doc: 500.000 đồng; Hoang Thi My Thuan: 100.000 đồng; Trinh My Huong: 1.000.000 đồng; Do Phuoc Dinh: 500.000 đồng; Le Viet Dung: 500.000 đồng; ban doc: 100.000 đồng; Le Hong Phong: 500.000 đồng; Ng.Cao Hai Bang: 500.000 đồng; Tran Ngoc Toan: 100.000 đồng; Luu Van Phu: 500.000 đồng; Ba Bui Thi Minh Hang: 1.000.000 đồng; Duong Hong Phuc: 500.000 đồng; Tran Thi My Hanh: 300.000 đồng; Tong Cong Ty Buu Dien Viet Nam: 1.000.000 đồng; Nguyen Thi Anh: 300.000 đồng; Tran Thi Kieu Diem: 500.000 đồng; Ba Ha Trung (Nguyen Thi Y Lan Ct): 500.000 đồng; Nguyen Thi Thanh Hong: 5.000.000 đồng; Huynh Thi Yen: 300.000 đồng; Cu Ba Bui Thi Viet (Huynh Phuong Thao Ct): 2.000.000 đồng; Nguyen Quoc Vinh: 500.000 đồng; Pham Thi Ngoc Tu: 50.000 đồng; Ta Van Duc: 1.000.000 đồng; Thai Truong Thuc Anh: 400.000 đồng; Nguyen Vu Bao Trung: 200.000 đồng; Co Chi (P.13, Q.8): 100.000 đồng; Nguyen Thanh An: 500.000 đồng; Nguyen Hoang Quan: 200.000 đồng; Tran Trong Hai: 500.000 đồng; Nguyen Duc Tho: 150.000 đồng; Ngueyn Ngoc Phung: 30.000 đồng; Nguyen Doan Hong Son: 250.000 đồng; ban doc: 300.000 đồng; Nguyen Ngoc Thien: 500.000 đồng; Truong Thi Tuyet Hong: 500.000 đồng;Giúp gia đình cụ Phan Văn Muôn - TP.Cần Thơ (nhân vật được đề cập trong bài viết Ông bà gần 80 tuổi nhặt ve chai nuôi 3 cháu nội mồ côi trên Thanh Niên ngày 5.3.2024):Trần Lê Mi Vân (Canada): 200.000 đồng; cô Chín (Q.Phú Nhuận, TP.HCM): 150.000 đồng; Lê Thị Minh Phụng (283 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, TP.HCM): 1.000.000 đồng; Diệu Châu (Q.1, TP.HCM): 1.000.000 đồng; Huỳnh Thị Kim Yến (Q.1, TP.HCM): 500.000 đồng; bé Lê Trung Tín (H.Chợ Mới, An Giang): 200.000 đồng; Đinh Tiến Hưng, Đinh Tiến Đạt (Q.1, TP.HCM): 1.000.000 đồng; cô Thuận, chú Thi (Q.Bình Thạnh, TP.HCM): 3.000.000 đồng; Hà Phương (296 Ung Văn Khiêm, P.25, Q.Bình Thạnh, TP.HCM): 200.000 đồng; Trần Quang Nghĩa (143 Phan Văn Khỏe, P.5, Q.6, TP.HCM): 300.000 đồng; cô Đoàn Vũ (Đà Nẵng): 200.000 đồng; bác Nguyễn Vinh (Đà Nẵng): 100.000 đồng; gia đình Tú-Loan (533/41 Huỳnh Văn Bánh, P.13, Q.Phú Nhuận, TP.HCM): 500.000 đồng; bạn đọc (Q.10, TP.HCM): 200.000 đồng; bạn đọc Báo Thanh Niên (Nha Trang, Khánh Hòa): 300.000 đồng; Trương Văn Quang (21/3 Hai Bà Trưng, P.6, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng): 500.000 đồng; (còn tiếp)Báo Thanh Niên chân thành cảm ơn tấm lòng của quý bạn đọc.
Theo IGN, tựa game Monster Hunter Wilds vừa ra mắt nhưng đã vấp phải tranh cãi liên quan đến hệ thống chỉnh sửa nhân vật. Capcom cung cấp một phiếu chỉnh sửa miễn phí cho mỗi người chơi, nhưng nếu muốn thay đổi sâu hơn như giọng nói hay giới tính nhân vật, họ sẽ phải mua thêm phiếu với giá từ 6,99 USD cho ba lần chỉnh sửa.Theo Capcom, một số thay đổi như màu tóc, lông mày hay trang phục có thể thực hiện miễn phí. Tuy nhiên, các chỉnh sửa lớn hơn yêu cầu sử dụng phiếu. Đây không phải lần đầu dòng game Monster Hunter áp dụng mô hình này, nhưng nó vẫn không được người chơi đón nhận.Trên diễn đàn Reddit, nhiều game thủ chỉ trích hệ thống phiếu chỉnh sửa từ thời Monster Hunter Rise, coi đây là một hình thức giao dịch vi mô không cần thiết. Một số người so sánh với Elden Ring, nơi việc chỉnh sửa nhân vật là miễn phí và không giới hạn.Trên nền tảng Steam, hệ thống phiếu chỉnh sửa của Monster Hunter Wilds cũng nhận nhiều đánh giá trái chiều. Phiên bản thử nghiệm miễn phí của phiếu chỉnh sửa có gần 200 đánh giá, với điểm số “Hỗn hợp”. Một người chơi bày tỏ: "Tôi có thể chấp nhận việc bán DLC trang phục, nhưng giới hạn chỉnh sửa nhân vật là điều không cần thiết".Tuy nhiên, một số người bảo vệ hệ thống này, cho rằng nó không ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm tổng thể. Họ lập luận số lần chỉnh sửa thực sự cần thiết là rất ít. Tranh cãi về hệ thống chỉnh sửa nhân vật của Monster Hunter Wilds gợi nhớ đến Dragon’s Dogma 2, khi hàng loạt giao dịch vi mô xuất hiện ngay khi game ra mắt, gây nhiều phản ứng tiêu cực.Hiện tại, Monster Hunter Wilds chỉ vừa phát hành và chưa rõ phản ứng dài hạn từ cộng đồng sẽ ra sao. Khi các vấn đề khác như độ khó và hiệu suất trên PC được thảo luận nhiều hơn, tranh cãi về hệ thống chỉnh sửa nhân vật có thể lắng xuống hoặc tiếp tục trở thành điểm nóng.
Những quốc gia nào đón và bỏ Tết Nguyên đán?
Người dân Palestine tại Dải Gaza đang xôn xao về thông tin Tổng thống Donald Trump muốn tiếp quản dải đất này và đưa người Palestine đến sống tại những nước Ả Rập trong khu vực.Vấn đề này trở thành một chủ đề nóng ở dải đất Trung Đông đã trải qua nhiều cuộc xung đột gây thương vong rất lớn và buộc người dân phải phải không ít lần bỏ nhà cửa chạy loạn.Bà Wasayef Abed tại thành phố Deir el-Balah ở miền trung Gaza kể rằng mình nghe thông tin trên từ những người cùng sống trong khu lều tạm cư, và xem những lời của ông Trump là áp lực đối với người dân Palestine và các nhóm vũ trang ở Gaza như Hamas."Tôi có thể nói với bạn rằng người dân ở đây sẽ không bao giờ chấp nhận việc di dời cưỡng bức. Họ có thể chịu đựng được việc sơ tán trong nước, nhưng việc buộc họ rời khỏi đất nước mình, như ông Trump đề xuất, sẽ không bao giờ có hiệu quả", Đài Al Jazeera dẫn lời bà phát biểu."Điều tôi biết là mẹ tôi và tôi sẽ không bao giờ rời khỏi Gaza, bất kể chuyện gì xảy ra. Tất cả những gì chúng tôi đang chờ đợi bây giờ trở về ngôi nhà bị phá hủy của mình ở phía bắc", bà mói thêm.Cũng tại Deir el-Balah, ông Imad al-Qassas (60 tuổi) đã di tản từ phía đông đến trung tâm thành phố, nơi ông hiện sống với 6 người con trong lều vì nhà cửa đã bị phá hủy. Phản ứng của ông đối với phát biểu của ông Trump rất rõ ràng: "Điều đó là không thể!"."Cho dù chúng tôi đã phải chịu bao nhiêu sự tàn phá, hủy diệt và giết chóc trong cuộc chiến này, điều này sẽ không bao giờ xảy ra. Chúng tôi sẽ đi đâu? Ngay cả khi các cửa khẩu biên giới được mở và có sự di cư tự nguyện, tôi sẽ không bao giờ rời đi, bất kể hoàn cảnh của tôi khó khăn đến mức nào", ông nói.Theo ông, việc di dời cho dù có thu hút đến đâu, dù được cung cấp nhà cửa, tiền bồi thường hay các quốc gia tiếp nhận đi nữa thì nơi ẩn náu cuối cùng của một người là quê hương của họ."Đây là quê hương của chúng tôi và chúng tôi coi đó là thiêng liêng", ông nhấn mạnh.Trái với ông Imad, ông Khaled Maqbel (63 tuổi) và vợ là bà Iman (52 tuổi) không có phản ứng gì khi được hỏi về phát biểu của ông Trump."Kể từ khi 2 con gái và hai đứa cháu của tôi thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel, tôi đã không còn quan tâm đến bất cứ điều gì nữa," bà Imam nói với đôi mắt ngấn lệ. Bà Iman đã sơ tán khỏi khu vực as-Saftawi ở phía bắc Gaza đến Deir el-Balah cùng chồng và các con cách đây một năm, và sau đó lại phải tản cư thêm 5 lần nữa."Chúng tôi không còn sức để nghĩ bất cứ điều gì, ông Trump hay những tuyên bố của ông ấy. Người dân Gaza đang chìm trong đau thương, bệnh tật và khó khăn sau chiến tranh. Họ thậm chí không có khả năng nghĩ về những gì sẽ xảy ra tiếp theo", ông Khaled phát biểu. Hai vợ chồng cực lực phản đối kế hoạch của ông Trump. "Chúng tôi đã hối hận khi rời khỏi miền Bắc, mặc dù chúng tôi đã bị ép phải rời đi dưới họng súng. Họ có thực sự nghĩ rằng chúng tôi sẽ tuân theo ông Trump bây giờ không?" ông Khaled chất vấn.Ở một góc độ khác, anh Mahmoud Abu Ouda (23 tuổi) bán một quầy cà phê và trà nhỏ ở Deir el-Balah nói rằng mình muốn rời khỏi Gaza càng sớm càng tốt. "Cuối cùng, ông Trump sẽ buộc chúng tôi phải rời khỏi Gaza, giống như mọi người đã bị buộc phải di chuyển từ phía bắc vào phía nam trong chiến tranh. Nếu họ mở cửa khẩu Rafah [với Ai Cập], một số lượng lớn người sẽ rời đi ngay lập tức. Tôi sẽ là người đầu tiên ra đi", anh chia sẻ.Đối với anh Mahmoud, áp lực không thể chịu đựng được của cuộc sống ở Gaza sau chiến tranh khiến việc ở lại là điều không thể nghĩ tới. "Đây không phải là cuộc sống. Không có cuộc sống ở đây. Sau chiến tranh, không còn gì giữ chúng tôi ở lại đất nước này nữa", anh nói. Dù muốn rời khỏi Gaza, anh phản đối việc bị ép buộc phải rời đi, nhưng cũng không thấy có lựa chọn nào khác."Chúng tôi luôn bị ép buộc. Chúng tôi bị buộc phải chạy trốn từ phía bắc xuống phía nam. Chúng tôi đã chịu đựng cuộc chiến tranh trái với ý muốn của mình. Chúng tôi đã chịu đựng những vụ đánh bom trái với ý muốn của mình. Chúng tôi chưa bao giờ có sự lựa chọn", anh nói."Nếu rời đi là giải pháp cho các vấn đề của chúng tôi, thì hãy đi. Nếu họ chuẩn bị nhà cửa, công việc và cuộc sống thực sự cho chúng ta, thì hãy rời đi và chấm dứt câu chuyện Gaza", theo anh Mahmoud.Thanh niên này chia rằng quan điểm của mình đại diện cho một bộ phận đáng kể người trẻ Gaza đã phải chịu đựng rất nhiều trong chiến tranh.